Khi người ta biết nói, tiếng nói đầu tiên thường là tiếng Cha.
Trẻ thơ bập bẹ gọi Cha và tin cậy mở to mắt nhìn, đưa tay lên chờ cha bế bằng đôi cánh tay vững chắc. Đôi tay đó nói rằng: " Bé con - hãy yên tâm. Ta sẽ nuôi nấng, che chở và đưa con vào đời 1 cách an toàn. Bằng đôi tay này Ta sẽ dẹp chông gai, lát đường, trồng hoa để con đường của con đi thật bằng phẳng, đẹp đẻ."
Bằng đôi tay, Cha đặt con lên cánh cung và dùng toàn lực xé gió bắn mủi tên mà trên đó có ý chí của con bay đi theo con đường con muốn đi và đến. Mà than ôi, ở cái đích con đến nhiều khi con đến nơi mà Cha không chạy đến kịp để cùng cười vui với con.... Cha đã mệt mỏi ngã xuống dọc đường rồi!
Còn Mẹ, Mẹ chính là nơi êm ấm nhất trên thế gian này mà 1 người phải có.
Mẹ sinh ta ra đời sau khi đã nâng niu, bao bọc, giữ gìn ta trong bụng suốt 9 tháng, 10 ngày. Mẹ cho ta lấy từ người giòng sữa ngọt ngào có lẫn vị mặn của máu. Mẹ đau đớn, khổ nhọc sinh con nhưng lại vui sướng khi nghe con gọi Cha trước tiên. Mẹ rạng rỡ khi con nằm yên, tin cậy trong tay Cha. Mẹ không muốn giành một chút công lao nào cho mình. Mẹ dạy con yêu Cha. Mẹ nói với con về những cực nhọc Cha đã làm cho con, vì con. Mẹ không nói với con về sự chăm bẩm của Mẹ đối với đứa bé sơ sinh, những giọt nước mắt sợ hải khi con đau ốm, những niềm vui khi tắm rửa, cho con ăn, nhìn con lớn lên mỗi ngày. Mẹ hạnh phúc nhìn theo con khi con bước ra cửa từ lúc con bắt đầu đi học, đến khi con đi làm, đi chơi với người yêu, đi lấy chồng, lấy vợ.... lúc nào mẹ cũng nhìn theo con dù đứa con đó mới sinh hay đã già, Cứ Mẹ còn sống , Mẹ còn muốn nhìn thấy mà kể cả khi mắt quá mờ không còn nhìn thấy gì Mẹ cũng một mực nhìn theo con. Có thể nói nếu cái nhìn đó có thể khắc lai, để dấu lại thì một biển cát mênh mông cũng không đủ để đếm.
Khi con chào đời - con khóc dù chưa có nước mắt, tiếng khóc đó nói rằng con cần có Cha Mẹ ở bên con. Khi con tập nói, con gọi Cha... nhưng khi con đau đớn cần chia sẻ, an ủi, khi con ý thức được những nguy hiểm chết người tiếng nói cuối cùng phát ra từ mỉệng con lại là tiếng Mẹ.
Khoa học hình sự đã chứng minh rằng lúc người ta đau khổ cùng cực, lúc người ta hốt hoảng ... tiếng kêu thảng thốt lúc đó là " Ôi, Mẹ ơi ... " bởi vì đứa con cùng người sinh ra nó có 1 đoạn máu thịt dù đã cắt rời nhưng vĩnh viễn không đứt luôn được. Đứa bé trong bụng Mẹ ôm nhau mà sống. Đến khi ra đời - sợi dây nhau nối liền giữa Mẹ và con đã được cắt đi nhưng máu thịt của con là của Mẹ, vì vậy Mẹ sẽ đau khi ta đau, Mẹ phải buồn khi ta buồn. Mà dẫu cho ta có quên Mẹ thì Mẹ lại không thể quên ta vì ta từ Mẹ mà có, từ Mẹ mà sinh ra. Ta bắt đầu từ mầm sống của Cha nhưng mang trong mình máu thịt của Mẹ. Ta đã chia sẻ của Mẹ từ giòng máu đến xương, thịt và tinh thần.
Và vì thế ta sinh ra, gọi Cha đầu tiên nhưng ta luôn gọi mẹ khi cần kể lể, an ủi, đỡ đần bởi Mẹ không bao giờ thắc mắc tại sao ta gọi Mẹ. Mẹ sẽ xả thân làm tất cả những gì ta muốn, Mẹ sẽ bảo vệ ta với bản chất hung dữ của 1 con gà mái đối chọi với diều hâu. Mẹ sẽ nuốt lệ mà bênh vực ta dù lòng Mẹ có đau đớn vì ta hư hỏng .....chỉ vì 1 lẽ thông thường : Ta là con của Mẹ.
Và ta hiểu điều đó nên ta sẽ gọi Mẹ vào những lúc ta biết sẽ không còn ai bên ta để lo lắng cho ta, không còn ai sẽ làm tất cả vì ta mà không cần hỏi bất cứ câu hỏi nào.
Vì thế, cuối cùng ta sẽ gọi Mẹ...
Mẹ như chút gió trong ngày
mát lòng ta buổi trưa đầy nắng hanh
Mỗi khi việc lớn không thành
Ta về bên, Mẹ dỗ dành như xưa.
Mỗi lần nước mắt như mưa,
ta gom oan khổ về thưa cùng người
Mẹ ngồi chẳng nói nên lời ...
lưng khòm mang nặng nỗi đời cho ta
( Những đứa con giòng họ Phạm kính gởi tặng Ba Mẹ )
Chân phải bước tới cha
Trả lờiXóaChân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười
...
(Bài của cô giống bài thơ con học lớp 12 :) )
Linh Tinh, hinh nhu Co Phuong khong co noi bai tho do la do co ay lam ma coPhuong dung bai tho thay cho loi ket cua bai tieu luan van cua co Phuong thi phai. Neu duoc thi Linh Tinh co the dang tron bai tho ( bai cua co giong bai tho cua con hoc lop 12) cho Lanh Chanh toi duoc hoc hoi khg? Cam on
XóaLinh Tinh và Nặc Danh thân mến
XóaBài thơ cuối trong đoạn văn trên là của cô Phượng làm để tặng Mẹ cô, năm nay Bà cụ được 82 tuổi rồi. Nó giống với bài thơ Linh Tinh đã học lắm sao? Nếu thế cô Phượng cũng muốn được đọc nữa. Gởi cho cô xem với nhé. Cám ơn Linh Tinh và Nặc Danh đã xem và có nhận xét.
Cô Phượng
Con viết về mẹ, cha viết cho con, hai lời, hai ý, hai sắc thái nhưng cùng có điểm chung là thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc nên LT có sự liên tưởng tức thời chăng?!
Trả lờiXóaBài thơ "Nói với con" của nhà thơ dân tộc Y Phương
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.